Lượt xem: 19
Trà thảo mộc được biết đến với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Việc duy trì thói quen uống trà sau bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm lo âu và mất ngủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến bạn các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe, tham khảo và thử ngay nhé!
Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc là một loại thức uống được làm từ các loại thảo dược tự nhiên như lá, rễ cây, hạt và hoa, đa số đều không chứa caffeine. Các nguyên liệu làm loại trà tốt cho sức khỏe này thường được chế biến dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Sau đó đem pha với nước nóng hoặc đun sôi để tạo ra một thức uống có màu sắc và hương vị đa dạng.
Trà thảo mộc không chỉ có hương vị thơm ngon dễ chịu mà còn rất tốt cho sức khỏe. Một số loại trà thảo mộc được cho là có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Những công dụng tuyệt vời của trà thảo mộc với sức khỏe
Các loại trà thảo mộc có thành phần hoàn toàn tự nhiên và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, loại trà này đang ngày càng được ưa chuộng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi ngày uống một ly trà có thể giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả, chẳng hạn như:
- Có khả năng chống oxy hóa: Các nguyên liệu làm trà thường có chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Từ đó sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và giúp da trở nên sáng khỏe hơn.
- Cải thiện tiêu hóa: Thói quen uống một tách sau mỗi bữa ăn có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm tiêu thụ nhiều thức ăn.
- Chống viêm sưng: Một số loại trà như trà bạc hà, trà gừng và trà nghệ có khả năng kháng viêm hiệu quả, hạn chế các bệnh lý về dạ dày, bệnh trĩ và viêm khớp.
- Hỗ trợ giảm cân: Các thành phần như vỏ psyllium, thì là và sả có tác dụng đốt cháy mỡ thừa và tăng cường trao đổi chất giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Hệ miễn dịch: Trà thảo mộc cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin giúp bảo vệ khỏi bệnh tật, giảm căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
- Chống buồn nôn: Uống một tách trà thảo mộc mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn và khó chịu ở phụ nữ mang thai.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Loại trà này có khả năng hỗ trợ cải thiện trạng thái tinh thần mệt mỏi, uể oải và mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn, giúp tăng thêm năng lượng cho cơ thể.
Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Dưới đây là gợi ý các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe mà bạn nên thử để tận dụng tối ưu những lợi ích mà chúng mang lại như:
Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống quen thuộc với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Việc duy trì thói quen uống một tách trà xanh nóng vào buổi sáng sẽ giúp làm ấm cơ thể và cảm thấy tinh thần tỉnh táo hơn. Trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương do gốc tự do gây ra. Từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạc và ung thư.
Bên cạnh đó, việc uống trà xanh còn giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường đề kháng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, trà xanh cũng có chứa caffeine có thể gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,… vì vậy, không nên uống quá nhiều trong một ngày.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến với nhiều công dụng như cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi và phụ nữ sau sinh nhờ hoạt chất flavonoid có chứa trong hoa trà. Không chỉ vậy, hoa cúc còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm và bảo vệ gan. Một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng tích cực của hoa cúc trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Ngoài ra, trà hoa cúc còn có một số đặc tính khác như tính làm mát và làm dịu các triệu chứng của cảm cúm. Loại trà này được chống chỉ định với một số trường hợp như người bị dị ứng phấn hoa hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu.
Trà gừng – trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Trà gừng có chứa chất chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa bệnh và làm giảm chứng buồn nôn hiệu quả. Không chỉ vậy, hợp chất gingerol có trong gừng còn giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh và có lợi cho hô hấp. Ngoài ra, uống trà gừng còn giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, loét dạ dày và hỗ trợ giảm đau khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc về lượng trà gừng uống trong mỗi ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Trà bạc hà
Trà bạc hà được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Loại trà thảo mộc này còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh IBS và tắc nghẽn hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu hương bạc hà còn giúp cơ thể thư giãn sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.
Cần lưu ý rằng loại trà này không phù hợp với một số đối tượng như trẻ nhỏ, người đang bị bệnh tiểu đường và người bệnh cao huyết áp.
Trà atiso
Hoạt chất cynarin có trong atiso có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, giảm tình trạng khó tiêu và ợ nóng hiệu quả. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng của trà atiso trong việc làm giảm nồng độ triglycerides và LDL cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, việc uống rà atiso mỗi ngày còn giúp tăng cường đề kháng, kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe gan mật.
Trà sả – trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Trà sả là sự kết hợp giữa các nguyên liệu gồm mật ong, quế, chanh, lá bạc hà và một ít sả. Trà sả không chỉ có hương vị thơm ngon dễ uống mà còn giúp giữ ấm cơ thể, trị cảm lạnh, thông mũi họng và làm dịu cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, trà sả còn có tính kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm và giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.
Trà cam quế mật ong
Trà cam quế mật ong là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu gồm cam, mật ong, quế và nước ấm. Thức uống này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy và ợ nóng. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm dịu đường ruột và niêm mạc dạ dày. Uống trà cam quế mật ong mỗi ngày sẽ giúp tăng cường đề kháng, kiểm soát đường huyết, thư giãn và cải thiện tâm trạng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc
Mặc dù các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe và có hương vị rất thơm ngon. Nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Thận trọng với phụ nữ: Trà thảo mộc thường có tính hàn nên cần hạn chế sử dụng với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt vì dễ làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây đau bụng và chóng mặt. Đối với phụ nữ mang thai, việc uống trà quá đặc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và có hại cho sức khỏe.
- Không thêm sữa và hạn chế đường: Việc cho thêm sữa hoặc đường vào trà thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ và một số vấn đề về tim mạch.
- Không uống lại trà qua đêm: Thói quen ngâm hoặc pha trà thảo mộc trong bình ấm và để qua đêm có thể sẽ làm giảm chất lượng trà, khiến vitamin B và vitamin C dần bị phân hủy. Đồng thời, làm tăng hàm lượng caffeine gây kích thích thần kinh và làm cơ thể trở nên khó chịu.
- Không lạm dụng: Mặc dù trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe, nhưng không nên uống quá nhiều trong thời gian dài, đặc biệt đối với người có thể chất yếu ớt. Lạm dụng quá mức có thể gây tổn hại đến dương khí và tỳ vị, dẫn đến một số bệnh khác.